CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐẾN WEBSITE MINH CẢNH - MỸ CHÂU

WELCOME TO MINHCANH-MYCHAU.COM

CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE CỦA HAI TÀI DANH MCMC. NƠI ĐÂY CÁC BẠN SẼ TÌM TẤY NHỮNG BÀI VIẾT VỀ HAI DANH CA MCMC. CÁC BẠN CŨNG SẼ NGHE NHỮNG BÀI CA DO HƠI CA HUYỀN DIỆU MINH CẢNH VÀ TIẾNG HÁT LIÊU TRAI MỸ CHÂU TRÌNH BÀY!  WEBSITE NÀY CÓ HAI PHIÊN BẢN:TIẾNG VIỆT & ANH VỚI NỘI DUNG KHÁC...

du lich
https://www.atimulti.site
cailuongvietnam.com

Danh ca Minh Cảnh mong mỏi về nước phục vụ khán giả quê nhà

Thứ năm - 20/04/2023 15:55

Danh ca Minh Cảnh mong mỏi về nước phục vụ khán giả quê nhà

Danh ca Minh Cảnh tâm sự rằng nếu sức khỏe cho phép, ông sẽ về nước để được hát trên sân khấu, phục vụ khán giả yêu thích nghệ thuật cải lương quê nhà.

.

Danh ca Minh Cảnh mong mỏi về nước phục vụ khán giả quê nhà - Ảnh 1.

Nghệ sĩ Minh Cảnh (mang kính đen) và các nghệ sĩ Minh Cảnh Em (ngồi), Trọng Ngân, Philip Nam, Cẩm Thu (hàng đứng, từ trái sang) trong đêm liveshow tại Mỹ

Nghệ sĩ Cẩm Thu cho biết đêm 17-4 vừa qua, tại Houston, tiểu bang Texas - Mỹ, nghệ sĩ Minh Cảnh đã được các đồng nghiệp trẻ tại Mỹ tổ chức đêm liveshow với chủ đề "86 năm cuộc đời và sân khấu".

Ở tuổi xế chiều, đôi chân đã yếu, khó nhọc bước lên sân khấu nhưng giọng ca của ông vẫn ngọt ngào, đong đầy cảm xúc. 

Nghệ sĩ Cẩm Thu chia sẻ: "Danh ca Minh Cảnh tâm sự rất nhiều về nghiệp sân khấu của mình, từ một người sống trong nghèo khó, ông lọt vào mắt xanh của bầu Kim Chung, để rồi vụt sáng trở thành danh ca. Đến nay đã 86 tuổi, với quãng đời đã sống và cống hiến cho nghệ thuật, ông không hối tiếc điều gì, chỉ mơ ước có đủ sức khỏe để về Việt Nam gặp lại khán giả đã yêu mến ông".

Danh ca Minh Cảnh cũng tâm sự rằng, nếu có cơ hội đủ sức khỏe ông sẽ thực hiện chuyến về thăm quê để được hát trên sân khấu, phục vụ khán giả yêu thích nghệ thuật cải lương.

Danh ca Minh Cảnh mong mỏi về nước phục vụ khán giả quê nhà - Ảnh 3.

Nghệ sĩ Minh Cảnh ở tuổi 80

Nghệ sĩ Minh Cảnh sinh năm 1937, tên thật là Nguyễn Văn Cảnh. Ông sinh ra trong một gia đình nghèo đông con tại Chợ Lớn, trải qua tuổi thơ cơ hàn, phải lăn lộn vào đời sớm để mưu sinh, như đi lượm ve chai, bán bánh cam, chuối chiên... Thế nhưng từ nhỏ, Minh Cảnh đã bộc lộ niềm đam mê với âm nhạc. Khi đi đến các hàng quán ven đường có mở nhạc, nam nghệ sĩ đều đứng lại nghe, lẩm bẩm hát theo. Mãi đến khi về ở với bố, Minh Cảnh mới theo một người thầy dạy đàn để học hát.

Đến năm 22 tuổi, trong một lần đi bán bánh ú dạo ở lễ giỗ tổ sân khấu cải lương, ông được nghệ sĩ Văn Được giới thiệu lên sân khấu thử sức với 6 câu vọng cổ bài "Lá thư người chiến sĩ". Minh Cảnh ca ngọt lịm, được mọi người vỗ tay khen ngợi. Sau đó Minh Cảnh được giới thiệu cho ông bầu gánh Kim Chung và bắt đầu sự nghiệp ca hát.

Thời gian đầu, mỗi đêm đi hát Minh Cảnh kiếm được 40 đồng và ký được hợp đồng 2 năm, cát-xê 20.000 đồng. Lúc đó, các vở diễn Minh Cảnh được tham gia như: "Nghệ sĩ mù đất Hà Tiên", "Phù Kiều Trường Hận", "Tiếng cười Bao Tự", "Tuyết phủ chiều đông", "Chiều thu sầu ly biệt"… đều có rất đông khán giả đến xem.


Danh ca Minh Cảnh mong mỏi về nước phục vụ khán giả quê nhà - Ảnh 4.

Nghệ sĩ Minh Cảnh thời còn trẻ

Qua sự kèm cặp của những người thầy Hai Sĩ, Văn Được và Bảy Trạch, Minh Cảnh xuất hiện trên sân khấu lấp lánh hào quang với giọng ca luyến láy, mượt mà với số tiền cát-sê cao ngất ngưởng.

Năm 1961, Minh Cảnh nổi tiếng từ bài vọng cổ "Tu là cội phúc", tiếp sau đó là hàng loạt bản ca cổ do soạn giả Viễn Châu soạn lời như: "Võ Đông Sơ", "Mưa trên phố Huế", "Lương Sơn Bá", "Sầu vương ý nhạc", "Lưu Bình - Dương Lễ", "Lòng dạ đàn bà", "Em bé đánh giày", "Chuyến xe lam chiều", "Đời mưa gió", "Ni cô và Kiếm sĩ", "Trái sầu riêng"…

Hai năm sau, ông lập đoàn hát và kiêm diễn các vai kép chánh tỏa sáng rực rỡ với những vở tuồng cải lương: "Bên cầu vọng thê", "Manh áo quê nghèo", "Bích Vân cung kỳ án", "Trinh nữ lầu xanh", "Lời thơ trên huyết"…

Đặc biệt, trong "Quán gấm đầu làng" (chuyện Lưu Bình - Dương Lễ), Minh Cảnh bứt phá với câu vọng cổ hơi dài, 53 chữ, đặt dấu ấn đầu tiên cho ca vọng cổ hơi dài đến nay. Giờ đây, trên sân khấu cải lương có những "hậu duệ" của nghệ sĩ Minh Cảnh như các: NSND Giang Châu, NS Châu Thanh, NSƯT Phượng Hằng, NS Bình Trang, Ngân Huệ, Linh Huệ, NSƯT Cẩm Tiên,… ca hơi dài rất điêu luyện.

Danh ca Minh Cảnh mong mỏi về nước phục vụ khán giả quê nhà - Ảnh 5.

Nghệ sĩ Minh Cảnh trong chương trình "Những cánh chim không mỏi" của HTV

Sau năm 1975, khán thính giả càng thêm yêu mến nghệ sĩ Minh Cảnh với một số bài tân cổ giao duyên rất ấn tượng như: "Cánh chim trên biển", "Rẻ mạ đầu mùa", "Bông điệp Sài Gòn", "Đám cưới trên đường quê hương", "Bông súng trắng", "Cây trứng cá sau vườn", "Người mẹ thời loạn", "Quán nửa khuya", "Đoạn cuối tình yêu", "Chuyến xe lam chiều", "Cô lái đò", "Thuyền hoa", "Rước tình về với quê hương", "Cánh cò và dòng sông", "Tình nước", "Chín dòng sông hò hẹn"... 

Ông sang Mỹ định cư năm 1995, đã trải qua nhiều đợt điều trị bệnh. Ông đã từng về nước tham gia chương trình "Nghệ sĩ và sàn diễn" do HTV tổ chức và biểu diễn giao lưu tại Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ em mồ côi ở Bình Dương.


Thanh Hiệp (ảnh Cẩm Thu)

Tác giả bài viết: Thanh Hiep

Nguồn tin: NLD

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Chọn ngôn ngữ
Select language:

Link chuyển đến website....

mcanh phai
Thăm dò ý kiến

Bạn đến từ đâu? Where are you coming from?

Thống kê
  • Đang truy cập15
  • Hôm nay279
  • Tháng hiện tại45,214
  • Tổng lượt truy cập3,410,042
Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây